Để SEO hiệu quả, chúng ta phải làm thật tốt từ các bước SEO căn bản ban đầu.
Khi quản trị, quản lý một website, dù là mã nguồn WordPress, Joomla hay Hand Code gì chăng nữa, chúng ta cũng phải quan tâm đến vấn đề SEO, chúng ta phải tối ưu hóa website với công cụ tìm kiếm, cụ thể là ông lớn Google.
Có rất nhiều biện pháp dành cho Off-Site khi SEO mà bạn đã hiểu rõ như xây dựng liên kết, trao đổi link, blog comments, forum comments, submit mạng xã hội… Tuy vậy bạn cũng đừng quên đến On-Site của website, các yếu tố như cấu trúc website, cấu trúc trình bày nội dung bài viết, mật độ từ khóa và một số yếu tố On-Page khác.
Đối với một Blogger, điều bạn quan tâm là gì? Là các bài viết chất lượng, nội dung mới, lạ, hấp dẫn hay là một website vô hồn về nội dung và bạn cứ lao đầu đi link… Hướng SEO hạn chế đi link và tập trung vào Content thật sự là hướng đi chính và hiệu quả lâu dài dành cho Blog SEOer.
Thật sự có kha khá yếu tố On-Site ảnh hưởng đến SEO, bạn hãy tham khảo các thủ thuật SEO cơ bản nhưng cũng quan trọng dưới đây, và mình tin là chất lượng website của bạn sẽ nâng lên đáng kể để cải thiện thứ hạng các trên bộ máy tìm kiếm. Chúng ta đi lần lượt từ trên xuống dưới nhé.
Phần chung
Các vấn đề không liên quan đến nội dung (content) của website, các vấn đề On-Page chung:
Các thẻ Meta cần thiết
Đi từ đầu xuống chân, chúng ta sẽ xem xét các thẻ Meta đầu tiên. Các thẻ Meta cơ bản mà chúng ta biết đó là: Meta Keywords, Meta Description, Meta Author, Meta Copyright…Bạn đừng bao giờ bỏ lỡ việc tối ưu những thẻ Meta giá trị này, đặt biệt là Keywords và Description, mình có nhắc nó đến bài viết đầu tay về SEO của mình, cách SEO cho blog WordPress
Mình xin sửa, trích lại một chút:
[note color=”#FFCC00″]-Mô tả (Description) : Dòng miêu tả tóm tắt nội dung của bài viết, không nên dài dòng, chuẩn 160 ký tự, không nên lặp lại quá 2 lần một cụm từ.
-Từ khóa (keywords): các từ khóa ngắn gọn liên quan đến bài viết, bạn có thể nhập tối đa 10 từ khóa.
[/note]Một thẻ Meta đặt biệt cần quan tâm ở đây chính là Meta Robots, chính nó sẽ khai báo cho Google nhìn nhận về website chúng ta như thế nào. Theo kinh nghiệm SEO của mình, bạn nên đặt content trong thẻ Meta này là content=”noodp,index”.
Còn một thẻ Meta khá quan trọng khác, [members style=”1″ login=”1″]đó chính là Geo tag, bạn có thể tạo thẻ Geo tại địa chỉ http://www.geo-tag.de/generator/en.html, hãy nhập địa chỉ chính xác của website bạn, sau đó nó sẽ trả về các câu lệnh thẻ Meta geo để bạn chèn vào header của website, thẻ Meta này sẽ thông báo với Google địa chỉ địa lý của website của bạn, điều này giúp Google đánh giá tốt về website của bạn hơn.
Ví dụ đoạn Meta Geotag:
<meta name="geo.region" content="VN-60" /> <meta name="geo.position" content="16.058301;108.218114" /> <meta name="ICBM" content="16.058301, 108.218114" />[/members]
Ngoài ra còn khá nhiều thẻ Meta khác bạn cần chú ý, thế nhưng các thẻ Meta quan trọng nhất mình đã nêu ở trên rồi, còn các thẻ Meta khác chắc mình phải làm một bài mới ( nếu có time :sosad:)
Viết Title như thế nào?
Đây là nơi quan trọng nhất cho SEO On-Page website của bạn. Chuẩn của nó chỉ có 60 ký tự mà thôi, vì vậy việc viết Title như thế nào cũng gây đau đầu cho các Blogger mới vào nghề.
Đối với mình, mình chỉ viết ngắn gọn một câu mà nội mình đang hướng tới, chỉ vậy thôi. Cho dù bạn viết dài đi chăng nữa, Google cũng chỉ nhận 60 ký tự đầu vào việc phân tích của mình mà thôi, vì vậy hãy chắc chắn rằng Title giống như câu Slogan cho website của bạn, ngắn gọn, dễ hiểu, liên quan đến nội dung bài viết, nếu title ở trang chủ thì liên quan đến nội dung blog hướng đến.
Cấu trúc URL ra sao?
Vâng, vấn đề này mình cũng đã có một bài viết khá cụ thể, bạn có thể tham khảo cách xây dựng cấu trúc SEO url thân thiện cho wordpress
Phần liên quan đến nội dung (content)
Các thẻ H1, H2, H3
Đây là 3 thẻ Heading quan trọng nhất khi bố cục một bài viết, các thẻ H1, H2, H3 phải được bố trí như một cây thư mục, H1 sẽ là thư mục cha, H2 là thư mục con, H3 là thư mục cháu. Bạn cần quan tâm đến 3 thẻ này để bố trí hợp lý nội dung bài viết. Các cỡ chữ sẽ được giảm dần để giúp Google dễ dàng phân chia nội dung website. Google sẽ rất thích những website có cấu trúc chuẩn.
Đối với cấu trúc website chuẩn như WordPress (phần content), H1 sẽ là title bài viết, trong 1 Page duy nhất chỉ có 1 H1. H2 là các thư mục lớn trong bài viết, khoảng 3-6 thẻ H2 là hợp lý nhất. H3 nằm trong thẻ H2 và có thể nhiều hơn, tuy nhiên bạn không nên đặt quá 10 thẻ H3 trong một bài viết.
Câu mở đầu bài viết ?
Các từ trong câu mở đầu bài viết rất quan trọng, câu mở “bát” tốt sẽ gây ấn tượng cho người đọc, vì vậy Google có lý của mình khi chấm điểm câu mở đầu này. Bạn hãy tập trung vào chỗ này một chút. Khoảng 150 ký tự đầu tiên bạn nên tranh thủ chèn các từ khóa bạn cần SEO lên đây, không lặp lại quá 1 lần để Google không nghĩ bạn spam từ khóa.
In đậm, in nghiêng, gạch chân từ khóa quan trọng
Khi đọc các bài viết của các lão làng hay các SEOer chính gốc, bạn thường thấy xuất hiện các từ in đậm, in nghiêng, gạch chân, đây là cách nhấn mạnh các từ cần SEO và Google sẽ quan tâm đến các từ đó nhiều hơn.
Liên kết tự nhiên trong bài viết
Khi viết bài, nếu có vấn đề nào liên quan đến 1 bài viết bạn đã có rồi thì nên cho liên kết 1 cụm từ ( hay từ khóa ) với link bài viết đó (anchor text), việc này giúp điều hướng Google cho 1 từ khóa nào đó. Tuy nhiên nhiều SEOer họ lại lợi dụng điểm này để điều hướng Google về 1 từ khóa cần SEO, điều này nhiều khi không tự nhiên và Google sẽ không thích. Hãy kinh nghiệm về vấn đề này.
Outbound Link, Inbound Link
Không nên có nhiều link từ website bạn đi ra website khác. Điều này sẽ làm giảm traffic của bạn. Đôi khi các spybot của Google sẽ đi theo đường link này đến website ngoài và điều đó làm website của bạn bị đánh giá thấp hơn. Bạn hãy hạn chế lượng Outbound Link một cách vừa phải, nếu cần thiết hãy đặt nofollow cho các đường link này.
Chú ý: không vì vậy mà đánh giá thấp Outbound Link đâu nhé. Nếu bạn liên kết với các website chất lượng khác cùng lĩnh vực và có PR cao, độ trust cao (link đến website của bạn là Inbound Link), website của bạn sẽ tăng PR khá nhanh, đồng thời kiếm được kha khá lượng traffic mà họ mang lại.
Đừng bỏ lỡ Alt Images
Đã có bao giờ bạn quan tâm đến thẻ Alt của các bức ảnh bạn thêm vào website hoặc bài viết chưa, điều này khá quan trọng đấy nhé. Bạn nên đặt Alt cho các bức ảnh mình sử dụng. Các Alt này giống như một đoạn miêu tả về bức ảnh vậy, Google sẽ căn cứ vào nội dung và thẻ Alt của hình ảnh cho bài viết của bạn.
Một điều nhỏ nữa, đó là trước khi upload ảnh lên bài viết, bạn nên thay đổi tên bức ảnh sao cho liên quan đến bài viết của mình nhất.
Ví dụ: Bài viết về Thủ thuật SEO On-Site Căn Bản bạn sẽ đặt tên bức ảnh là thu-thuat-seo-on-site-can-ban.png. Nếu nhiều hình ảnh, bạn hãy khéo léo đặt tên cho từng bức ảnh, điều này rất hiệu quả trong SEO ảnh cho website.
Và nhân tiện nói về ảnh trong bài viết, một bài viết phải có ít nhất một bức ảnh chèn vào để bắt mắt và bạn có 1 chỗ để đặt Alt. Đối với các bức ảnh quá nặng, bạn nên nén lại trước khi upload lên để khi load website, tốc độ sẽ không chậm lại.
Mật độ từ khóa – Keyword Density
Mật độ từ khóa chuẩn là 8% trên tổng nội dung website. Điều này sẽ giúp Google biết bạn đang nhấn mạnh vào cái gì, tuy nhiên bạn cần tránh để từ khóa lộ liễu và không tự nhiên, Google sẽ nghĩ bạn đang spam từ khóa, điều này dễ khiến website của bạn vào Sandbox.
Hiện nay có khá nhiều công cụ trên mạng kiểm tra mật độ từ khóa, bạn có thể tìm hiểu thêm nhé.
Thủ thuật SEO On-Site căn bản này có lẻ quá quen thuộc đối với các bạn, tuy nhiên đối với mình nhiều lúc lại chưa quan tâm đúng mức cho nó. Về lâu dài phải tích cực làm từ những thứ căn bản này để website được Google đánh giá tốt hơn, hẳn sẽ rất có lợi.
Trên đây là bài viết đúc kết từ kinh nghiệm làm SEO của mình, bạn có ý kiến hoặc đóng góp gì hãy để lại Comments, mình sẽ lắng nghe và học hỏi thêm.
Chúc các bạn những ngày mới vui vẻ!
P.s: Host xảy ra vấn đề nên post ảnh minh họa ko được :shot: